Thứ hai, ngày 29 tháng 4 năm 2024 |
Chào mừng các bạn đến với website Công Đoàn Trường Đại Học Đồng Tháp
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập: 2790


Hôm nay: 2612

Tháng hiện tại: 80950

Tổng lượt truy cập: 2471941

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH VÀ CÁC BAN CHUYÊN MÔN THUỘC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP NHIỆM KỲ 2013- 2015

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số:   13/QĐ-CĐCS  ngày 01 tháng 02 năm 2013

của BCHCĐ Trường Đại học Đồng Tháp)

                                                               

Ban Chấp hành (BCH) công đoàn Cơ sở (CĐCS) Trường Đại học Đồng Tháp được Đại hội đại biểu lần thứ XVIII bầu ra nhiệm kỳ hoạt động từ 2013 đến 2015. Căn cứ vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam, quy chế này xác định cụ thể nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành, các ủy viên BCH, các Ban chuyên môn của Công đoàn cơ sở Trường Đại học Đồng Tháp.

 

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

 

Điều 1. Nguyên tắc làm việc

 

Ban Chấp hành, các ban của công đoàn Cơ sở Trường Đại học Đồng Tháp làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số.

 

Điều 2. Chế độ hội họp

 

1. Ban Chấp hành họp ít nhất mỗi tháng 1 lần (khi cần Ban Thường vụ triệu tập họp đột xuất). Ban Chấp hành mở rộng (đến các Tổ trưởng công đoàn trực thuộc) họp một năm hai lần vào đầu năm học, đầu học kỳ II (trừ trường hợp đột xuất).

 

2. Các ban chuyên môn của công đoàn họp theo quyết định của Trưởng ban khi cần giải quyết, triển khai hoạt động theo kế hoạch hoạt động của ban đã được BCH thông qua.

 

II. NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH

 

Điều 3. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch, phó Chủ tịch, uỷ viên Ban thường vụ và Ban thường vụ.

 

1. Chủ tịch công đoàn có nhiệm vụ và quyền hạn

 

- Điều hành, tổ chức thực hiện công việc chung hàng ngày của Công đoàn nhà trường.

 

- Chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họp của Ban thường vụ, Ban chấp hành.

 

- Có quyền quyết định những vấn đề Ban thường vụ, Ban chấp hành đã có chủ trương hoặc thông qua.

 

- Thay mặt BCH tham gia ý kiến với nhà trường, dự các cuộc họp liên tịch với nhà trường; bàn bạc, phối hợp với Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan giữa công đoàn và nhà trường.

 

- Xin ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Thường vụ Liên đoàn Lao động Đồng Tháp về các hoạt động của Công đoàn nhà trường.

 

2. Phó Chủ tịch công đoàn có nhiệm vụ và quyền hạn

 

- Thay thế nhiệm vụ của Chủ tịch khi được ủy quyền.

 

- Điều hành, tổ chức thực hiện các hoạt động công đoàn đã được Ban thường vụ phân công.

 

3. Ủy viên Ban Thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn

 

- Tham gia quyết định các vấn đề được đưa ra bàn bạc ở Hội nghị Ban thường vụ.

 

- Điều hành, tổ chức thực hiện các mặt hoạt động chuyên môn của công đoàn đã được Ban thường vụ phân công.

 

4. Ban Thường vụ có nhiệm vụ, quyền hạn

 

- Xem xét và thông qua nội dung các kỳ họp Ban chấp hành do Chủ tịch đề xuất.

 

- Chỉ đạo các tổ công đoàn trực thuộc, công đoàn viên và lao động toàn trường thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Công đoàn các cấp, Nghị quyết Đại hội công đoàn nhà trường và Nghị quyết của BCH.

 

- Điều hành các hoạt động công đoàn của toàn trường giữa hai kỳ họp BCH.

 

- Báo cáo các hoạt động của mình tại Hội nghị BCH thường kỳ. Tổng hợp hoạt động thông báo cho công đoàn viên trong trường và báo cáo với Đảng ủy, công đoàn cấp trên.

 

Điều 4: Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành, các uỷ viên BCH và Ban chấp hành mở rộng

 

1. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn

 

- Tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu CĐCS nhà trường và thi hành Chỉ thị, Nghị quyết của công đoàn cấp trên và Đảng ủy các cấp.

 

- Xem xét và thông qua nội dung hoạt động công đoàn hàng tháng, hàng quý; phương hướng nhiệm vụ hoạt động công đoàn hằng năm do Ban thường vụ dự kiến.

 

- Xem xét và thông qua các chủ trương, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ giảng viên cần kiến nghị với nhà trường do Ban thường vụ đề xuất.

 

3. Các ủy viên BCH có nhiệm vụ và quyền hạn

 

-Tổ chức hoạt động công đoàn ở các ban chuyên môn do mình phụ trách theo kế hoạch đã được Ban thường vụ, BCH thông qua.

 

- Báo cáo kết quả hoạt động của mình tại Hội nghị BCH thường kỳ.

 

4. Ban Chấp hành mở rộng có nhiệm vụ và quyền hạn

 

- Thông qua phương hướng hoạt động công đoàn trong từng năm học, học kỳ của Công đoàn nhà trường do BCH đề xuất

 

- Bàn bạc và Nghị quyết về các biện pháp tổ chức vận động quần chúng công đoàn viên và lao động trong trường thực hiện các hoạt động công đoàn.

 

- Tư vấn cho BCH về việc đề xuất với nhà trường thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến người lao động trong phạm vi nhà trường.

 

III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC  BAN CỦA CÔNG ĐOÀN

 

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban kiểm tra

 

Như quy định tại điều 35, 36 và 37 chương V Điều lệ Công đoàn Việt Nam và có quy chế hoạt động riêng.

 

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nữ công

 

- Tuyên truyền giáo dục kiến thức nuôi dạy con, tổ chức cuộc sống gia đình, giáo dục quan hệ, hành vi ứng xử của nữ công đoàn viên, nữ lao động và nữ sinh viên trong trường.

 

- Chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ nữ công.

 

- Tổ chức phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”.

 

- Tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính, chuyên đề hoạt động nữ cho CBGV và SV.

 

- Phối hợp với Ban Đời sống và Thực hiện chính sách xã hội tổ chức các ngày lễ 1/6 và Trung thu cho con CBGV.NV của trường.

 

- Đề nghị BCH khen thưởng đối với những cán bộ, công đoàn viên đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động nữ công và trong phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”.

 

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Đời sống và Thực hiện chính sách xã hội

 

- Vận động công đoàn viên tự chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; kiến nghị với BCH về các chủ trương biện pháp chăm lo đời sống vật chất tinh thần của công đoàn viên.

 

- Phối hợp với tổ công đoàn trực thuộc tổ chức việc thăm hỏi động viên công đoàn viên đau ốm, có hoàn cảnh khó khăn, có việc hiếu hỉ.

 

- Tuyên truyền vận động và tổ chức phong trào xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa, kế hoạch hóa gia đình...

 

- Đề xuất phương án tổ chức cho CBGV đi tham quan nghỉ mát hàng năm.

 

- Phối hợp với Ban Nữ công tổ chức các ngày lễ 1/6 và Trung thu cho con CBGV.NV của trường.

 

- Đề nghị BCH khen thưởng đối với những cán bộ, công đoàn viên đạt thành tích xuất sắc trong công tác chăm lo đời sống và chính sách xã hội..

 

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thể thao – Văn nghệ

 

- Xây dựng kế hoạch hoạt động văn hoá văn nghệ và thể thao trong công nhân viên chức toàn trường.

 

- Tổ chức cho CBGV sinh hoạt văn hoá văn nghệ, tham gia các Hội diễn trong và ngoài trường.

 

- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ văn hoá văn nghệ của CBGV.

 

- Tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trong trường và các hoạt động thi đấu giao hữu với đơn vị bạn ở ngoài trường, các hoạt động thể thao do công đoàn cấp trên yêu cầu.

 

- Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của Câu lạc bộ Thể thao của CBGV.

 

- Vận động CBGV đăng kí và phấn đấu đạt gia đình thể thao.

 

- Đề xuất với BCH khen thưởng các cá nhân và tập thể lập thành tích xuất sắc trong hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao.

 

Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chuyên môn - Thi đua và tuyên giáo

 

- Phối hợp với các đơn vị khoa, tổ, phòng, ban của nhà trường tổ chức thực hiện các kế hoạch về chuyên môn trong từng học kì, năm học.

 

- Tổ chức các chuyên đề sinh hoạt về chuyên môn trong CBGV.

 

- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ Nhà giáo.

 

- Tham gia vào thường trực Hội đồng thi đua nhà trường.

 

- Xây dựng các kế hoạch thi đua trong CBGVNV toàn trường từng năm học, mỗi học kì và các đợt thi đua trọng điểm.

 

- Triển khai các kế hoạch thi đua dạy tốt – học tốt – phục vụ tốt và thực hiện các cuộc vận động của ngành trong các đơn vị của nhà trường.

 

- Sơ, tổng kết phong trào thi đua báo cáo cho công đoàn viên , HĐTĐ trường, BCH và cấp trên.

 

- Đề xuất với BCH khen thưởng các cá nhân và đơn vị có thành tích xuất sắc về hoạt động chuyên môn hoặc trong các đợt thi đua.

 

Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tài chính - Kế toán

 

- Tham mưu cho Ban chấp hành lập dự trù kinh phí và kế hoạch thu chi tài chính công đoàn hàng năm.

 

- Thực hiện việc thu công đoàn phí hàng tháng và các nguồn thu khác do công đoàn quản lí đầy đủ theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

 

- Thực hiện chế độ thu chi cho các hoạt động công đoàn thường xuyên đúng quy chế chi tiêu đã được BCH thông qua.

 

- Thực hiện việc thanh quyết toán, quản lí tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.

 

Quy chế này đã được  BCHCĐCS Trường Đại học Đồng Tháp thông qua trong Hội nghị lần thứ 2 khoá XVII. Trong quá trình thực hiện, nếu có những điểm không phù hợp, các Uỷ viên BCH, các ban chuyên môn đề xuất để BCH xem xét và  điều chỉnh./.

 

Tập tin đính kèm:

111919250214_Quy_chế_làm_việc_của_BCH_và_BCM.pdf

Close